Pages

Các lớp từ mượn Hán trong proto-Tai Tây Nam là bằng chứng để xác định thời gian di cư của Tai Tây Nam

Pittayawat Pittayaporn, 2014

Cảnh quan ngữ tộc tại vùng đất liền Đông Nam Á quan sát thấy ngày nay là một kết quả của các cuộc thiên di liên tục, các biến đổi ngôn ngữ-dân tộc, và sự lai tạp mà bắt đầu vài thiên niên kỷ trước. Có lẽ không phải sai khi nói rằng thời gian quan trọng nhất của sự biến đổi định hình cảnh quan ngôn ngữ-dân tộc ngày nay này là khi người Tai, người Miến Điện, người Việt Nam đi tới thống lĩnh bán đảo này thông qua sự thừa kế chính trị và dân tộc mà có gốc rễ từ sự lan tỏa về phía nam của các hoạt động nông nghiệp (O’Connor 1995). Tuy nhiên, thời điểm xảy ra quá trình biến đổi này là không rõ. O’Connor đặt thời gian di cư của người Tai vào vùng Đông Nam Á vào thiên niên kỷ thứ nhất.  Diller (2000) cụ thể hơn gợi ý rằng sự di cư về phía tây nam của các bộ tộc nói ngôn ngữ Tai bắt đầu vào TK 10. Trái lại, Saraya (2002:24) tin rằng, do sự phát triển dân số, người nói ngôn ngữ Tai bắt đầu nam tiến vào thế kỷ 12 là muộn nhất. Tương tự, Diskul (1996) gợi ý rằng quá trình di cư này chắc chắn bắt đầu trước chiến dịch phương nam của Hốt Tất Liệt vào TK 13. Thời gian sớm nhất được đưa ra có lẽ là của Wongthes (1994:22-24; 2005:180-184)  người suy đoán rằng các bộ tộc Tai bắt đầu sự di cư của mình vào thế kỷ thứ nhất TCN. Vì  các ghi chép lịch sử chỉ đưa chúng ta trở về rất xa trong quá khứ, một bức tranh về thời điểm xảy ra sự lan tỏa ngôn ngữ-dân tộc này hẳn phải đến từ những dạng bằng chứng khác. Từ quan điểm ngôn ngữ học, sự biến đổi ngôn ngữ-dân tộc này dẫn đến một lãnh thổ rộng lớn nói ngôn ngữ Tai trải dài từ bắc Viet Nam đến đông bắc Ấn Độ, và từ nam Trung Hoa đến Malaysia. Trong số các nhánh ngôn ngữ Tai, theo Li (1960, 1977), lượng áp đảo các ngôn ngữ Tai nói tại Đông Nam Á đại lục ngày nay hoàn toàn thuộc về một nhánh duy nhất, gọi là Tai Tây Nam (TTN). Các ngôn ngữ TTN được biết tới nhiều nhất là Thái, Lào, Yuan hay Thái Bắc, Lự, Shan, Thái Đen, và Thái Trắng. Do đó, giả định rằng sự lan tỏa của các ngôn ngữ TTN xuất phát từ nam Trung Hoa tại Quảng Tây ngày nay hoặc phía đông Vân Nam có lẽ làm cho việc xác định thời điểm diễn ra sự biến đổi ngôn ngữ-dân tộc này dễ dàng hơn. Để thực hiện mục tiêu này, các từ mượn Hán có thể được sử dụng làm bằng chứng vững chắc cho việc xác định thời gian di cư của các ngôn ngữ TTN trong các ghi chép tiền lịch sử. Bài viết này do đó kiểm tra các lớp từ mượn Hán trong proto-Tai Tây Nam (PTTN), tổ tiên trên giả thuyết của tất cả các ngôn ngữ TTN hiện đại, làm bằng chứng cho sự lan tỏa của TTN vào Đông Nam Á đại lục.  Từ mượn là những từ được một ngôn ngữ  nhận vào từ những ngôn ngữ khác. Chẳng hạn tiếng Anh mượn một lượng lớn từ vựng Tây Ban Nha, bao gồm cargo, mosquito, plaza, salsa, ranch, rodeo, ..v..v... Các từ mượn này rõ ràng là một xác minh cho sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Anh và Tây Ban Nha, điều mà đến lượt nó chứng tỏ cho sự tiếp xúc giữa những người nói hai ngôn ngữ này. Chúng không chỉ cung cấp một bức tranh về cách nào sự tiếp xúc này diễn ra, mà còn, trong nhiều trường hợp, hé lộ khi nào nó xảy ra. Ví dụ, Dahl (1951) xác định các từ tiếng Malagasy có nguồn gốc Sanskrit (Phạn) và đề xuất rằng người nói Malagasy rời Borneo sau khi ảnh hưởng của Ấn Độ đã đặt chân lên Borneo, Indonesia vào TK 5. Tương tự như vậy, các từ mượn Hán trong PTTN có thể dùng làm bằng chứng cho sự tiếp xúc Hán-Tai, cụ thể là trong việc suy đoán thời điểm các ngôn ngữ TTN bắt đầu di cư ra khỏi vùng ảnh hưởng của Hán ngữ để vào vùng đất liền Đông Nam Á. Mặc dù Tai và Hán ngày nay được phân loại vào hai ngữ hệ khác nhau, nhưng mối liên hệ lịch sử của chúng là một chủ đề quan tâm rất lớn. Trong khi Tai là một nhánh của ngữ hệ Kra-Dai, mà còn gọi là Tai-Kadai, Hán thộc về ngữ hệ Hán-Tạng. Dẫu vậy, sự thật rằng chúng chia sẻ một số lượng các đặc điểm typological bao gồm thanh điệu và tính đơn âm, cũng như một lượng lớn các từ vựng tương đồng, đã dẫn nhiều nhà nghiên cứu xem chúng là có mối liên hệ di truyền (Conrady 1896; Grierson 1903; Li 1976; Luo 1997; Manomaivibool 1976b; Nishida 1975; Schmidt 1926; Wulff 1934). Theo quan điểm này, các từ vựng chia sẻ giữa Hán và Tai sẽ bao gồm các từ cùng gốc và một lượng lớn các từ mượn qua các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, một quan điểm khác là sự tương đồng giữa Hán và Tai là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ sâu rộng và lâu dài (Benedict 1942, 1975, 1997; Haudricourt 1954; Ostapirat 2005; Sagart 2004, 2005; Wulff 1942) đã dành được cự chấp nhận trong một vài thập kỷ qua. Nếu hai ngữ hệ này thực sự không liên hệ di truyền, tất cả các từ vựng Hán-Tai chia sẻ với nhau phải bị xem là từ mượn. Không hề phủ nhận khả năng có thể của giả thuyết Hán-Tai, bài viết này, đi theo quan điểm thứ hai, giả định rằng tất cả các từ vựng chia sẻ giữa Tai và Hán là do vay mượn. Riêng đối với các từ Hán trong các ngôn ngữ Tai, một số lượng nghiên cứu (Li 1976; Nishida 1975; Wang 1966) đã chỉ rõ rằng  các tương ứng âm thông thường có tồn tại giữa Tai và Hán. Vô cùng quan trọng là công trình của Wulff (1934) người xác định một lượng lớn các từ vựng Hán và Tai chia sẻ với nhau. Quan trọng nhất là ông đã thiết lập các tương ứng về thanh điệu giữa Hán và Tai. Cụ thể, các nguyên ngữ có *A trong proto-Tai (PT) thường thể hiện bình thanh (平聲) trong Hán Cổ. Tương tự, các nguyên ngữ thể hiện *B và *C trong PT có khứ thanh  (去聲) và thượng thanh (上聲) trong Hán Cổ. Cuối cùng, các nguyên ngữ có *D trong PT có nhập thanh ( 入 聲 ) trong Hán Cổ. Các tương ứng thanh điệu được miêu tả trong bảng 1. Lưu ý rằng, về phía Hán ngữ, khứ thanh và thượng thanh được ký hiệu theo thứ tự là *C và *B. Ngược lại, bình thanh và nhập thanh không được ký hiệu.
Table 1: Correspondences between ProtoTai and Middle Chinese tones:

PT Hán Cổ
*A *so:ŋA ‘hai’ *bwi:A 'béo' 雙 ʂaɨwŋ 肥 buj 平 Bình
*B *ha:nB ‘ngan’ *ɣe:ŋB ‘cẳng chân’ 雁 ŋaɨnC 脛 ɣɛjŋB/C Khứ 去
*C *ha:C ‘năm’ *ma:C ‘ngựa’ 五 ŋɔB 馬 maɨB Thượng 上
*D *pe:t ‘tám’ *ŋɯəkA ‘cá sấu’ 八 pɛːt 鱷 ŋak Nhập 入

Liên hệ trực tiếp nhất tới vấn đề này là điều tra về các tương ứng từ vựng Hán-Tai của Manomanivibool (1975, 1976a). Không những nghiên cứu xuất sắc này đề xuất nguồn gốc Hán cho rất nhiều từ trong Thái ngữ, mà còn chỉ ra rằng Thái ngữ có chứa ít nhất 4 lớp từ vựng khác nhau liên hệ tới Hán ngữ, bao gồm Hán Cổ thời kỳ sớm, Hán Cổ, Hán cổ thời kỳ muộn. Nghiên cứu này sử dụng các biến đổi âm vị làm tiêu chuẩn cho việc sắp xếp các từ ngữ Thái vào một lớp nào đó trong các lớp từ Hán ngữ. Ví dụ, Thái tʰâː ‘bến tàu’ có gốc từ 渡 hẳn phải được mượn từ Hán Cổ vì nó không phản ánh âm tròn môi từ a sang ɔ. Tương tự, Thai fùn ‘bụi’ gốc từ 粉 fěn được phân tích là từ mượn Hán Cổ thời kỳ muộn vì nguyên âm đầu f- chỉ ra rằng nó được mượn sau quá trình labiodentalization xảy ra trong Hán ngữ. Trong khi nghiên cứu này khám phá thành công nhiều lớp từ mượn gốc Hán, nó không thể dùng để xác định từ nào được Thái ngữ mượn riêng hoặc từ nào đã tồn tại sẵn trong PTTN, tổ tiên phục nguyên của các ngôn ngữ TTN. Tóm lại, một số lượng tài liệu đáng kể chỉ rõ rằng các từ mượn Hán tồn tại nhất nhiều trong ngôn ngữ Tai. Những từ mượn này là xác minh rõ ràng cho sự tiếp xúc Hán-Tai, điều mà các tài liệu lịch sử chỉ cung cấp một bức tranh rất mờ nhạt về nó. Tuy vậy, sự hiểu biết hiện nay về các từ mượn gốc Hán trong các ngôn ngữ Tai vẫn không thể cung cấp một đáp án rõ ràng cho thời điểm lan tỏa của TTN vào vùng Đông Nam Á đại lục. Do đó, bài viết này cụ thể giải quyết các lớp từ mượn Hán trong PTTN.

========================================================================
Còn tiếp (15 trang chưa dịch)

No comments:

Post a Comment