Pages

Người Nùng Dín ở Quảng Nam, Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc

Người Nùng Dín ở Việt Nam còn gọi là Nong Zhuang (Nồng Choang) ở Quảng Nam, Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc. Về mặt ngôn ngữ, người Nong Zhuang khá gần với Yang Zhuang (Nùng Giang). Trong ghi chép Hán cổ, tổ tiên của các dân tộc Taic ngày nay được ghi chép vào thời Chiến Quốc (476–221 TCN) và Tần (221–206 TCN) là Bách Việt “Baiyue” (百越) hay Bách Pù “Baipu” (百濮) (Mengzi Xian Zhi 1995:131). Khi sự hiểu biết của Trung Hoa về các dân tộc phía nam gia tăng, Bách Việt được chia thành các nhóm cụ thể hơn. Vào thời Tần, tên gọi Lạc Việt “Luoyue” (骆越) đã được sử dụng để chỉ người Nong Zhuang (Wenshan Min-Zong Wei 2005: 317). Zhang et al. (1999:12) viết rằng tên Tây Âu “Xi’ou” (西瓯) được dùng để chỉ tổ tiên của các cư dân nói nhóm ngông ngữ Taic Bắc, mà ngày nay được phân loại là Choang Bắc và Bố Y, trong khi Lạc Việt “Luoyue” dùng để chỉ tổ tiên của các cư dân nói các ngôn ngữ Taic Trung Tâm và Taic Tây Nam, mà ngày nay được phân loại vào dân tộc Choang và Dai /tai/ ở Trung Quốc. Sử sách Trung Quốc vào hai triều đại Hán (206 TCN –220 SCN) và tiếp tục vào thời Đường (618–907 AD) và Tống (960–1279) cho thấy tên gọi “Liao” (獠 or 僚) cũng được sử dụng, tên này Dodd (1923) cho là một tộc danh cổ của các dân tộc Taic (Wenshan Min-Zong Wei 2005: 317, Mengzi Xian Zhi 1995:132). Vào thời Hán, vùng bao gồm tỉnh Quảng Nam hình thành nên vương quốc Câu Đinh “Gouding (句町) ,” và tên gọi “Phu” (濮) được sử dụng cho các dân tộc Taic sống trong vương quốc này, có lẽ liên quan tới từ pu/phu/bu mà vẫn được sử dụng tới ngày nay bởi các nhóm Choang, mang nghĩa là “bộ tộc, con người, người, dân tộc.



n4
Lễ hội Nong Zhuang do người cao tuổi tổ chức tại Quảng Nam.
Có chút ít khác biệt về trang phục và ngôn ngữ nói giữa các nhóm Nong Zhuang ở Văn Sơn, và He (1998:40–44) nhận diện được năm tiểu nhóm Nong Zhuang khác nhau, chủ yếu dựa trên trang phục và địa lý. Dai và He (2006:117) đề cập bốn trong số này, bao gồm cả cách phát âm của người Zhuang dành cho những tộc danh này:
  • Nong Dau (nɔŋ⁴⁴ taːu⁵⁵), hay Dao Nong (道侬), sống ở huyện Quảng Nam và là tiểu nhóm đông nhất của người Nong và theo He người Nong Dau là nhóm chính ủng hộ Nam Thiên Quốc của Nồng Chí Kao (He 1998:40).
  • Nong Nyeng (nɔŋ⁴⁴ ȵɛŋ²²), hay Nong Niang (仰侬), sống dọc sông Chouyang (畴阳河) ở huyện Xichou và Malipo và cũng được gọi là “Nong xanh lam (青侬)” vì màu trang phục họ.
  • Nong Du (nɔŋ⁴⁴ tu³¹), hay Du Nong (赌侬), sống dọc sông Duzhou (赌咒河) ở huyện Maguan.
  • Nong Ting (厅侬) sống dọc sông Puting (普厅河) ở trung tâm huyện Funing (thị trấn Xinhua, Banlan và Guichao).
  • Nong Jing ([nɔŋ⁴⁴ tɕiŋ²⁴]), hay Jin Nong (锦侬), ở đông bắc huyện Văn Sơn và Nghiễn Sơn, hay còn gọi là  “Nong phía trên” (上方侬) “ vì họ sống ở phần phía bắc huyện Văn Sơn.
========================================================================

Nguồn: Eric C. Johnson; Mingfu Wang (王明富). A Sociolinguistic Introduction to the Central Taic Languages of Wenshan Prefecture, China. SIL International 2010.

No comments:

Post a Comment