“do thời thế, ông Vòng A Sáng, vì mục đích chính trị, họ đặt cho cái tên, rồi họ đặt đâu mình ngồi đó! Từ chỗ đó mới có cái từ Hoa Nùng”Phỏng vấn tập trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. Ông Vòng A Sám (huyện Trảng Bom) phát biểu: "thực tế không có Hoa Nùng. Phía Bắc có người Nùng thiệt, nhưng không phải là dân tộc của chúng tôi. Cũng xin nói rõ, chúng tôi là người Hoa..." (Trần Hồng Liên, tr.4). Theo sách The Nung Ethnic and Autonomous Territory of Hai Ninh – Vietnam (Trần Đức Lai, 2008), dân Hoa Nùng chiếm 72% dân số đạo Hải Ninh, và là một nhóm tạp chủng về nguồn gốc bao gồm các nhóm Hán và nhóm bị Hán hóa hợp thành, gồm: Tsìn Làu, Ngái, Sán Dìu và Hác Ca (Khách Gia).
"Người Thái đến từ Vân Nam. Họ dần dần đẩy người Tsin Lau và Ngái ra vùng ven biển. Đã từng có rất nhiều trận chiến đẫm máu ở hợp lưu của sông Tiên Yên và Phố Cũ (Cau Cai) nơi hàng ngàn người bị giết. Người Tsin Lau bị thiệt hại nặng, do đó họ liên minh với người Ngái, một bộ tộc đông đúc hơn, để đánh người Thái. Không thể thích nghi với cuộc sống ở vùng ven biển, người Thái quay trở vào đất liền khi đã di cư tới bờ biển, bỏ lại một số di sản của mình trong tên gọi các làng mạc với tên Thái như: Nà Sin, Nà Pác ở vùng Moncay (Móng Cái), và Nà Pa ở vùng Đầm Hà."
←[Thai came from Yunnan. They gradually pushed the Tsin Lau and the Ngai to the coastal areas. There were many bloody battles at the confluence of Tien Yen River and Pho Cu (Cau Cai) River where thousands of people were killed. The Tsin Lau suffered heavy losses, so they allied themselves with the Ngais, a more populous tribe, to fight against the Thai. Unable to get accustomed to life in the seaside region, the Thai moved back to inland areas upon reaching the coast, leaving a number of their relics at some villages with Thai names such as Na Sin, Na Pac of Moncay District, and Na Pa of Dam Ha District.]
Đoạn này không trích dẫn nguồn tham khảo nào.
Năm 1954, hơn 50.000 Hoa Nùng, tức 1/3 dân số đạo Hải Ninh, di cư vào miền nam Việt Nam do đại tá Vòng A Sáng lãnh đạo. Hầu hết định cư ở Sông Mao, tỉnh Bình Thuận và các huyện Xuân Lộc, Định Quán thuộc tỉnh Đồng Nai. Suốt trong chiến tranh Việt Nam, người Hoa Nùng phục vụ cho Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, khét tiếng trung thành và thiện chiến. Lực lượng cảnh vệ đặc biệt cho chính quyền miền nam (ví dụ quân hộ vệ tổng thống) cũng được tuyển từ Hoa Nùng. Năm 1975, dân Hoa Nùng tháo chạy khỏi Viet Nam. Phần ở lại hoặc vẫn chống trả quân đội Bắc Việt, hoặc bị tiêu diệt, hoặc giấu lai lịch và đổi tên dân tộc. Năm 1976, Hoa Nùng tham gia vào chiến dịch vũ trang cùng với Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO) chống lại quân Bắc Việt. Sau này do bị thanh trừng do khét tiếng chống cộng vào thời chiến tranh Việt Nam cùng với sự kiện nạn kiều năm 1979, rất nhiều Hoa Nùng bí mật tháo chạy sang Hồng Kông, và bị giam giữ trong trại tị nạn Nei Ku Chau trên đảo Hei Ling Chau cho đến tận thập niên 90 do bị từ chối tư cách tị nạn và cũng không thể trả về Việt Nam do chính quyền Việt Nam xem họ là người Hoa. Năm 1997, cựu chiến binh trong lực lượng đặc biệt Mỹ vận động giải cứu 31 người tị nạn Hoa Nùng tại trại tị nạn Hồng Kông và tái định cư họ ở Mỹ vì chính quyền Trung Quốc dọa trục xuất toàn bộ người tị nạn còn sót lại tại Hồng Công về Việt Nam vào năm 1999 khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc đại lục. Để tránh bị trả thù, nhiều người Hoa Nùng đã chuyển dân tộc để giấu lai lịch. Không biết số này chuyển sang dân tộc gì? Nùng?...Hoa?...
========================================================================
Trích dẫn:
- CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM. Trần Hồng Liên.
- The Nung Ethnic and Autonomous Territory of Hai Ninh – Vietnam . Trần Đức Lai.
No comments:
Post a Comment